Bạn đã bao giờ tự hỏi có nên trồng cây xanh trong nhà bếp? Đó có phải là không gian phù hợp để trồng cây hay không?
Lưu ý khi trồng cây xanh trong nhà bếp
Nhà bếp với hệ thống cửa sổ thông gió tốt, đem lại nhiều ánh sáng và không khí trong lành. Tuy nhiên, việc trồng cây trong bếp cũng có thể rất khó khăn nếu phòng bếp có quá nhiều khói, độ ẩm, nhiệt độ tạo ra bởi bếp lò, lò nướng…
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất có ý nghĩa tiên quyết việc bạn có nên trồng cây trong nhà bếp hay không. Nhà bếp của bạn có cửa sổ nhận được lượng ánh sáng đầy đủ hay không? Nếu cửa số hướng ra phía Nam là tốt nhất. Nếu cửa sổ nhà bếp của bạn nhận được ánh sáng mặt trời gián tiếp, bạn vẫn có thể trồng cây trong nhà bếp với những loại cây không đòi hỏi ánh nắng trực tiếp.
Cây cối có thể có tuổi thọ khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ và không khí. Với những loại cây ngoài trời, nếu được đặt ở vị trí thông gió tốt và ánh sáng có thể dễ dàng chiếu vào nhà bếp thì cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên bạn cần nhớ phải để những loại cây này bên ngoài ít ngày.
Nhà bếp là nơi lý tưởng để trồng thảo mộc. Trồng các loại thảo mộc trên một cửa sổ nhà bếp hoặc trong một giỏ treo. Các loại thảo mộc không chỉ trang trí nhà bếp của bạn mà còn giúp bạn chuẩn bị các món ăn ngon và tiện lợi hơn.
Các loại thảo mộc như hoa thảo hương, hoa oải hương, húng quế, mùi tây, chanh, cỏ chanh, bạc hà, oregano, rau mùi, xạ hương đều là những loại cây thích hợp trồng ngay trong nhà bếp. Bạn cũng có thể trồng violet châu Phi, thu hải đường. Trong các loại thực phẩm, cây nhỏ và dễ trồng như gừng, tỏi, hành lá, rau bina là những lựa chọn hoàn hảo. Bạn cũng có thể trồng thêm chanh.
Bạn có thể trồng lô hội, cây lưỡi hổ, trầu bà vàng, lục thảo trổ, dương xỉ một cách dễ dàng ngay trong bếp mà không cần phải quá lo lắng những loại cây này có sống sót được hay không. Bạn cũng có thể kết hợp những hoặc thảo mộc với cây cảnh khác để trang trí nhà bếp của bạn và công việc nấu ăn trở nên thú vị hơn.
Một số loài thực vật đặc biệt có khả năng hấp thụ mùi thơm và làm sạch không khí và phát triển tốt trong nhà bếp như cây lan ý, hoa nhài, bạc hà, dương xỉ, hoa phong lữ, hoa cúc gerbera… Hãy tận dụng lợi thế của các chất làm mới không khí tự nhiên để làm sạch không khí trong nhà bếp của bạn bằng việc trồng những loại cây này.
Những loại cây mọng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc không quá cầu kỳ lại rất dễ sống vì không cần phải tưới nước mỗi ngày. Có vô vàn những loài cây mọng nước như xương rồng giúp nhà bếp của bạn trong lành, mát mẻ hơn.
Tránh các cây trồng có thể phát triển quá lớn hoặc lan rộng diện tích hoặc những loại cây có thành phần độc hại. Không trồng bất kỳ loại cây độc hại nào như môn trường sinh, những cây thuộc họ chim thiên đường, Lan Quân Tử và nhiều loại hoa độc hại khác trong nhà bếp bạn.
Đọc thêm: Tủ bếp thông minh bạn sẽ muốn thử càng sớm càng tốt
Cây xanh giúp phụ nữ trẻ lâu và hạnh phúc hơn
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ Bringham và Harvard T.H. Chan School of Public Health (trường Sức khỏe Công cộng Harvard) đã chứng mình cây xanh có tác dụng tích cực đến sức khỏe, tâm lý con người. Đặc biệt đối với phụ nữ giúp giảm stress, căng thẳng, hạn chế nguy cơ trầm cảm, nhằm đem đến cảm giác vui vẻ, cuộc sống con người hạnh phúc hơn.
Nghiên cứu khoa học này đã được tiến hành từ 8 năm qua tại Mỹ, cho thấy nếu môi trường sống xung quanh tràn ngập cây xanh, đặc biệt là phụ nữ thích trồng cây xanh, thường xuyên hoạt động thể chất thường sống lâu hơn.
Cây xanh có tác dụng làm sạch không khí, tác động rất tốt cho sức khỏe tâm thần, giảm stress, hạn chế bệnh trầm cảm, giúp con người chúng ta có suy nghĩ tích cực làm cuộc sống tươi đẹp.
Dù bạn đang sống ở vùng nông thôn hay thành phố nên tạo cho mình một môi trường sống với nhiều cây xanh từ những chậu cây nhỏ đặt bàn, rau xanh trồng chậu,… Hay những lúc rảnh rỗi đi dạo dưới hàng cây, công viên, vườn bách thảo,…
Vì một sự nghiệp khỏe, đẹp bạn hãy nên trân trọng cây xanh quanh mình, dưới đây là một số cây xanh phù hợp trồng trong nhà, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và giá thành rẻ, dễ tìm:
- Thường xuân: Dễ sống và dễ bài trí, có khả năng loại bỏ formaldehyde.
- Cau cảnh: Đẹp, dễ trồng, có thể loại bỏ các độc tố từ không khí trong nhà.
- Ngũ gia bì: Vỏ cây có thể dùng để làm thuốc.
- Lan ý: Loài cây có hoa đẹp lại có tác dụng lọc không khí.
- Lô hội (nha đam): Vừa dùng để trang trí, vừa có thể sử dụng để làm đẹp…